Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Sức mạnh quân đội Mỹ dưới thời Donald Trump

Nếu giữ đúng cam kết tranh cử, ông Trump sẽ tăng chi tiêu quốc phòng 100 tỷ USD mỗi năm, đồng thời thu hẹp mạng lưới căn cứ quân sự ở nước ngoài.

suc-manh-quan-doi-my-duoi-thoi-donald-trump
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh: AP
Sau khi Donald Trump nhậm chức, Lầu Năm Góc sẽ kiểm soát 10 sư đoàn chiến đấu lục quân, ba sư đoàn thủy quân lục chiến, 272 tàu hải quân, hàng nghìn chiến đấu cơ và 1.376 vũ khí hạt nhân, tiếp tục giữ vị thế là cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới, theo Foxtrot Alpha.
Vị thế đó có thể tiếp tục được củng cố, bởi tỷ phú Trump từng cam kết tạo ra một lực lượng quân đội "đầy uy lực và đáng được tôn trọng". Ông tuyên bố sẽ giảm hiện diện quân sự của Mỹ ở nước ngoài, ám chỉ việc đóng cửa các căn cứ ở những khu vực mà đồng minh không chi đủ tiền hỗ trợ binh sĩ đồn trú Mỹ.
Tăng quân số, trang bị
Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, chi tiêu quốc phòng Mỹ hiện gấp hơn 2,5 lần Trung Quốc và khoảng 10 lần Nga. Việc chi ngân sách quốc phòng vượt trội so với các đối thủ để duy trì ưu thế quân sự là rất quan trọng.
Nhiều dấu hiệu cho thấy chi tiêu quốc phòng Mỹ dưới thời ông Trump sẽ tăng đáng kể, khoảng 100 tỷ USD mỗi năm. Tỷ phú từng hứa sẽ hủy đạo luật cắt giảm ngân sách liên bang năm 2013, đồng thời đánh thuế tăng trưởng kinh tế cùng các chương trình liên bang khác để tăng ngân sách quốc phòng.
Dù tổng thống đắc cử Trump vẫn chưa xác định rõ chính sách quốc phòng, ông từng cam kết tăng sức mạnh quân sự cho Lầu Năm Góc và vận động đảo ngược kế hoạch cắt giảm lực lượng quân đội Mỹ ở Afghanistan.
Trump muốn xây dựng lực lượng lục quân Mỹ có 540.000 quân, con số cần thiết để "triển khai các nhiệm vụ hiện nay". Ông nhiều khả năng sẽ tăng số lượng Lữ đoàn Bộ binh Chiến đấu (BCT) từ 30 lữ đoàn hiện nay lên 36 đơn vị. Mỗi BCT có 3.000-5.000 quân, trang bị 300 xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép Stryker và lựu pháo.
Về hải quân, ông Trump cam kết tăng quy mô đội tàu chiến cho hải quân Mỹ từ 272 lên 350 chiếc. Tuy nhiên, với lực lượng gồm 10 tàu sân bay hạt nhân, 10 tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn, 22 tuần dương hạm, 76 khu trục hạm và 52 tàu ngầm tấn công hiện nay, Mỹ đã đủ sức trở thành cường quốc hải quân thống trị thế giới.
Hải quân Mỹ có thể sẽ sở hữu thêm nhiều tàu ngầm tấn công để chiếm ưu thế quyết định trước các hạm đội Nga và Trung Quốc. Mặt khác, thủy quân lục chiến Mỹ được dự đoán sẽ có thêm nhiều tàu đổ bộ lớp America và San Antonio.
Thứ hải quân Mỹ hiện thực sự thiếu là các tàu cỡ nhỏ hơn như tàu chiến đấu ven biển (LCS), những tàu có thể đóng với số lượng lớn nhưng đang gặp vấn đề về động cơ và lớp vỏ cũng như thiếu các trang thiết bị hiện đại giúp chúng thực hiện nhiệm vụ chống tàu mặt nước, tàu ngầm hay thủy lôi.
Về thủy quân lục chiến, ông Trump định tăng số lượng tiểu đoàn lính thủy đánh bộ từ 24 lên 36. Theo Mizokami, trên thực tế, thủy quân lục chiến Mỹ không cần bổ sung nhân lực, song họ cần thêm tiền để triển khai chiến dịch hoạt động, bảo dưỡng trang thiết bị và huấn luyện. Khả năng sẵn sàng chiến đấu của không quân trong lực lượng này hiện ở mức thấp với các vụ tai nạn ở mức cao nhất trong 5 năm qua. Họ cũng cần thêm một số xe đổ bộ mới để thay thế các xe tấn công đổ bộ lạc hậu cũng như trực thăng không vận hạng nặng CH-53K nhằm thay thế biến thể E cũ kỹ và ngày càng khó bảo dưỡng.
Với không quân, Trump tỏ ra khá mơ hồ. Trên website của mình, ông tuyên bố sẽ "cung cấp 1.200 chiến đấu cơ mà không quân cần". Tuy nhiên, lực lượng này hiện nắm trong tay khoảng 1.590 máy bay, gồm các tiêm kích F-22 Raptor, F-15C,  F15E Eagle và F-16 Fighting Falcon. Vì thế, con số trên nhiều khả năng liên quan đến việc mua tiêm kích đa nhiệm F-35A, loại máy bay đã được chốt ở mức 1.763 chiếc.
Không quân Mỹ cũng cần tiền cho nhiều lĩnh vực khác. Ngoài việc mua sắm tiêm kích F-35A, lực lượng này cũng có kế hoạch mua máy bay huấn luyện T-X mới, máy bay tiếp liệu trên không KC-46A Pegasus, oanh tạc cơ chiến lược B-21 Raider và tên lửa răn đe chiến lược mặt đất thay thế tên lửa hạt nhân Minuteman III. Nếu không thể tăng đáng kể ngân sách không quân, một số hoặc tất cả các chương trình trên có nguy cơ bị chấm dứt vì thiếu tiền.
Khác với lục quân hay thủy quân lục chiến, các lực lượng thường được đánh giá sức mạnh dựa trên số lượng nhân sự, không quân Mỹ quan tâm đến số lượng máy bay hơn. Tuy nhiên, tham mưu trưởng không quân Mark Welsh từng cảnh báo không quân Mỹ đang thiếu 40.000 - 60.000 nhân sự cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Bởi vậy, tổng thống đắc cử Trump trong tương lai cần quyết định xem nên bổ sung nhân sự hay cắt giảm nhiệm vụ.
Mizokami dự đoán số lượng căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài cũng có thể bị cắt giảm. Trump từng tuyên bố ông không hài lòng với cách các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc chi trả cho các binh sĩ Mỹ bảo vệ họ, đồng thời ngụ ý muốn đóng cửa các căn cứ Mỹ ở cả hai nước. Ông còn quả quyết rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã lạc hậu và các thành viên không đóng góp đủ cho năng lực phòng vệ tập thể. Trump ám chỉ rằng ông sẵn sàng rời khỏi liên minh, đóng các căn cứ Mỹ ở châu Âu nếu phần còn lại của NATO không tăng đóng góp tài chính.
Tuy nhiên, Mizokami nhận định ông Trump dường như không ý thức được rằng rất nhiều căn cứ Washington dùng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự không chỉ góp phần bảo vệ các quốc gia nước ngoài mà còn giúp Mỹ triển khai sức mạnh ra thế giới, chẳng hạn các căn cứ Mỹ ở Đức vừa bảo vệ nước này vừa hỗ trợ nhiệm vụ tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Nếu Trump đóng cửa căn cứ không quân Misawa ở Nhật Bản, ông sẽ phải tìm cách khác để đồn trú hai phi đội tiêm kích và một căn cứ không quân ở Bắc Á. Nếu ông thực hiện theo cam kết rút quân khỏi những căn cứ ở nước ngoài, Mỹ sẽ phải chi thêm tiền cho các lựa chọn khác hoặc phải từ bỏ một số lợi ích. Tuy nhiên, hai ngày sau bầu cử, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, ông Trump lại khẳng định sẽ sát cánh với Hàn Quốc và không rút quân.
Mizokami đánh giá, kế hoạch của ông Trump tăng số lượng binh sĩ cho lục quân và thủy quân lục chiến, tăng tàu cho hải quân hay chiến đấu cơ cho không quân rất hứa hẹn song thiếu một chiến lược an ninh quốc gia để triển khai. Thay vì vạch ra mục tiêu và lộ trình, ông lại chỉ đề cập đến số lượng binh sĩ và trang thiết bị

- có nên mua Vinhomes Gardenia không?
- dự án Vinhomes Skylake Phạm Hùng Hà Nội
- chung cư Vinhomes Giảng Võ Ba Đình
- căn hộ Vinhomes 148-150 Giảng Võ
- chung cư Vinhomes Nguyễn Trãi Thanh Xuân

.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Chính sách đối ngoại của Đỗ Nam Trung bị chỉ trích

NY Times, tờ báo chưa ủng hộ ứng viên Cộng hòa nào làm tổng thống Mỹ kể từ năm 1956, dùng những từ ngữ mạnh mẽ để phê phán các luận điểm trong chính sách đối ngoại mà ông Donald Trump đưa ra trong một cuộc vận động hôm 15/8. 
Bài phát biểu của Trump thực hiện tại Ohio, bang "do dự" và là nơi ông này đang bị bà Clinton dẫn điểm, tập trung vào chống khủng bố và tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông. 
Báo  đánh giá rằng ông Trump đã "không thể đưa ra những phân tích sâu sắc và mạch lạc về mối đe dọa từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, cũng như một kế hoạch hành động cụ thể và khả thi, mà chỉ là tập hợp của những ý tưởng lẫn lộn, bộc phát". Bằng cách hướng trọng tâm về chủ nghĩa khủng bố, ông trùm bất động sản tiếp tục "sa lầy" vào vấn đề chống người tỵ nạn, vốn được ông đánh giá liên quan chặt chẽ đến an ninh quốc gia và chi phối toàn bộ chiến dịch tranh cử. 
Ứng viên Cộng hòa đề xuất một sự điều chỉnh mới đối với vấn đề nhập cư, theo đó phải có đề một hệ thống kiểm tra suy nghĩ và tư tưởng của người tỵ nạn trước khi cho phép họ vào Mỹ, kêu gọi thành lập một ủy ban có nhiệm vụ "phát hiện ra những mạng lưới trong xã hội hỗ trợ chủ nghĩa cực đoan".
NY Times cho rằng ý tưởng của ông Trump đã "hủy hoại những giá trị của nước Mỹ về lòng khoan dung, về cách đối xử bình đẳng mà chính ứng viên đảng Cộng hòa từng nói rằng muốn khuyến khích". 
Tổng thống Mỹ Barack Obama và ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton cũng xứng đáng bị chỉ trích trong việc xử lý hồ sơ Trung Đông, tờ báo danh giá này nhận định. Mỹ đã bỏ mặc Libya sau khi lãnh đạo Muammar el-Gaddafi bị lật đổ. Chiến lược không rõ ràng của Washington tại Syria sau đó cũng khiến dư luận phải đặt nhiều câu hỏi về tính chính đáng của sự can thiệp. Tuy nhiên, việc ông Trump chỉ trích chính quyền của Tổng thống Obama đã sản sinh ra IS và gây bất ổn Trung Đông đã cho thấy "sự nhầm lẫn. thậm chí là thiếu hiểu biết" của ông trùm bất động sản.
chinh-sach-doi-ngoai-cua-donald-trump-bi-chi-trich-1
Cảnh sát Mỹ điều tra tại hiện trường vụ xả súng ở hộp đêm Pulse tại Orlando, Florida. Ảnh: Reuters
Tờ báo khẳng định rằng dù ứng viên nào trở thành tổng thống, nước Mỹ cũng không thể tiếp tục chỉ bảo thế giới phải làm gì. Với hy vọng kiến thiết nên các xã hội dân chủ, chính người dân và lãnh đạo các quốc gia Trung Đông đã tạo ra "Mùa xuân Arab", nhưng cuối cùng khiến khu vực này rơi vào hỗn loạn.
Ông Trump cho rằng chính tổng thống Mỹ Obama và bà Clinton đã tạo điều kiện cho Iran trở thành một thế lực thống trị ở Trung Đông. Trong thời gian nhiệm kỳ của Obama, Iran và nhóm P5+1 đã đi đến thỏa thuận về chương trình hạt nhân của nước này, khiến Tehran không còn phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Iran là đối tác quan trọng của Nga và Trung Quốc, đang bắt tay với Moscow trong các chiến dịch ở Syria. 
Theo phân tích của tờ báo, Iran không phải là thế lực thống trị khu vực, bởi Israel vẫn là một đối trọng cả về kinh tế lẫn quân sự với Iran, trong khi Arab Saudi vẫn thể hiện thái độ có thể đối đầu với Tehran bất cứ lúc nào.
Đáp lại lời chỉ trích của ông Trump đối với các chính sách của Mỹ về Trung Đông, tờ báo hàng đầu bình luận ứng viên đảng Cộng hòa là "ấu trĩ" và "dường như mất trí nhớ khi cho rằng toàn bộ diễn biến gần đây đều do Tổng thống Obama gây ra. Tờ báo cho rằng ông Trump cố tình lảng tránh thực tế là rất nhiều chính sách mà ông lên án lại bắt nguồn từ thời cựu tổng thống George W. Bush của đảng Cộng hòa, trong đó chính sách "thay đổi chế độ" tại Afghanistan và Iraq là ví dụ điển hình.
"Bài phát biểu đánh dấu những nỗ lực thay đổi của ông Trump nhằm tạo thêm cơ hội bước vào Nhà Trắng. Tuy nhiên đây thực sự là một nỗ lực đáng thất vọng, thể hiện sự kém hiểu biết của ứng viên đảng Cộng hòa", ban biên tập của NY Times bình luận.
Có thể bạn quan tâm:

- có nên mua Vinhomes Gardenia không?
- dự án Vinhomes Skylake Phạm Hùng Hà Nội
- chung cư Vinhomes Giảng Võ Ba Đình
- căn hộ Vinhomes 148-150 Giảng Võ
- chung cư Vinhomes Nguyễn Trãi Thanh Xuân
- sàn bất động sản VHS Land

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Thế thắng chẻ tre của Trump và đảng Cộng hòa

Donald Trump không chỉ đắc cử tổng thống mà đảng Cộng hòa của ông còn vượt đảng Dân chủ ở cả thượng viện và hạ viện, lẫn các ghế thống đốc bang.
  • Vũ khí hai lưỡi Trump dùng để đánh bại Clinton
Thế thắng chẻ tre của Trump và đảng Cộng hòa
Có thể bạn quan tâm:

- có nên mua Vinhomes Gardenia không?
- dự án Vinhomes Skylake Phạm Hùng Hà Nội
- chung cư Vinhomes Giảng Võ Ba Đình
- căn hộ Vinhomes 148-150 Giảng Võ
- chung cư Vinhomes Nguyễn Trãi Thanh Xuân
- sàn bất động sản VHS Land